Mẹo thiết kế không gian thiền trong nhà ấn tượng
Các yếu tố tạo nên không gian thiền định chất lượng và ấn tượng ngay trong tại căn nhà của mình. Xem ngay những mẹo thiết kế không gian thiền trong nhà sau đây
- Văn phòng thiết kế thời trang có những đặc điểm gì?
- Cách bố trí cửa hàng văn phòng phẩm chuyên nghiệp nâng tầm thương hiệu
- Cách tối ưu hóa dự án thiết kế nhà ở kết hợp văn phòng cho thuê
Giữa bao tất bật và xô bồ ngoài kia, con người dần trở nên khao khát về cảm giác yên bình, thư giãn và cân bằng. Bởi lẽ thế, không phải ngẫu nhiên mà hai ông lớn là YouTube và Google đồng loạt thiết kế không gian thiền định ngay chính trong môi trường làm việc của mình, kể cả trong chính ngôi nhà của bản thân. Thực tế thì việc thiết kế không gian thiền trong nhà không quá khó khăn khi biết áp dụng những mẹo sau đây.
1. Lựa chọn tông màu nhã nhặn
"Less is more" - triết lý đặc trưng của phong cách Minimalism và với thiết kế không gian thiền cũng cần đáp ứng được điều này. Đối với không gian thiền, càng đơn giản càng tốt, sử dụng tối giản màu sắc nhất có thể, thường là những gam màu mang sắc tĩnh lặng. Chính vì bởi mục đích thiết kế không gian thiền định chính là mang đến sự thư thái về tâm hồn, vì thế lựa chọn những gam màu tự nhiên trung tính như: trắng, be, nâu, màu trần gỗ, xám,... có thể điểm xuyến thêm màu xanh của cây cối hay màu đỏ bã trầu để tạo điểm nhấn. Những gam màu nổi bật như cam, đỏ rực, vàng,… không nên sử dụng vì điều này là không phù hợp với mục đích của không gian thiền mà chúng sẽ khiến xao nhãng, phân tâm, không thanh tịnh. Hơn nữa, với màu sắc có tổng thể nhẹ nhàng mà thanh lịch thì cảm xúc và tâm của bạn cũng sẽ an lành, thư thái hơn rất nhiều.
2. Ánh sáng trong không gian thiền tự nhiên gần gũi
Một trong những mẹo giúp không gian thiền trở nên tự nhiên hơn đó là cách sử dụng cường độ ánh sáng cho không gian. Trong đó bao gồm cả ánh sáng tự nhiên và ánh sáng nhân tạo. Nên thiết kế khung cửa rộng, kịch trần để tạo cảm giác gần gũi với không gian thiên nhiên bên ngoài, điều này còn giúp tái tạo một nguồn năng lượng ánh sáng tự nhiên tốt, lại tạo sự rộng rãi thư thái cho cả không gian bên trong.
Bên cạnh đó, việc sử dụng ánh sáng nhân tạo nên chọn ánh đèn được thiết kế sao cho phù hợp với ánh sáng tự nhiên. Chẳng hạn như: đối với ánh sáng tổng thể, lựa chọn mẫu đèn gần với ánh sáng tự nhiên, còn đối với ánh sáng cục bộ lự chọn đèn có màu sắc ấm áp, giúp thư giãn tốt.
3. Đưa yếu tố thiên nhiên vào không gian: gỗ, cây xanh
Bên cạnh ánh sáng, màu sắc thì việc thiết kế không gian thiền trong nhà cần bổ sung những yếu tố thiên nhiên như vật liệu gỗ hay cây xanh. Điều này vô cùng dễ dàng như lồng ghép mảng xanh như những chậu cây xanh nhỏ, hoạch cũng có thể là bình hoa tăng cảm quan hay đơn giản với bức tranh cây cối nhẹ nhàng. Không gian bên ngoài cũng nên có một tiểu cảnh nhỏ, tùy vào diện tích không gian dự án để đưa ra phương án thiết kế phù hợp nhất.
Bên cạnh đó, nội thất bên trong không gian như bàn ghế nên lựa chọn nội thất chất liệu gỗ, đây chính là một trong những cách đơn giản nhất mang không gian thiền vào bên trong nhà. Bởi, nhắc đến gỗ sẽ khơi gợi đến sự thoải mái, thân thiện và gần gũi. Cùng với đó, chủ đầu tư có thể lựa chọn thêm các chất liệu như mây tre đan,... điều này cũng tôn lên nét đẹp không gian thanh tịnh.
4. Đảm bảo tuân thủ nguyên tắc tối giản trong thiết kế
Không có gì để bàn cãi, nguyên tắc tối giản chính là điểm đến cần tuân thủ nếu như bạn muốn sở hữu một không gian thiền chất lượng và tuyệt vời nhất. Bởi lẽ rằng, mọi chi tiết đồ đạc trong không gian chúng đều có mối liên kết với nhau, khi một không gian càng nhiều chi tiết thì chúng lại càng chồng chéo, nặng nề. Trong thiết kế không gian thiền, mọi món đồ trang trí, các phụ kiện, thậm chí là cả TV, loa đều sẽ phải cắt giảm hoặc giấu chúng đi một cách khéo léo.
***Xem thêm: Phong cách thiết kế văn phòng Zen thiền hot nhất
5. Trang trí cho không gian bằng những vật dụng, hình ảnh mang tính thiền
Những món đồ trang trí như tranh treo tường, tượng phật, bình hoa, ấm trà, đồ trang trí để bàn, bàn ghế thô mộc,... được sử dụng và bài trí khéo léo, phù hợp, cho bầu không khí thiền định.